Thứ Sáu, 21 tháng 12, 2018

Tổng quan về Service trong Android cho người mới bắt đầu


Ứng dụng Android không gây tốn nhiều tài nguyên thiết bị quá mức là một xu hướng tích cực. Người dùng vẫn có thể thực hiện tác vụ quan trọng trong background thay vì main UI để tránh làm ứng dụng bị treo. Trong những trường hợp này, Service trong Android là giải pháp phù hợp nhất dành cho nhà lập trình.

Kiến thức về Service trong Android sẽ rất hữu ích

1. Khái niệm Service trong Android là gì?

Service là một trong 4 thành phần trọng yếu của ứng dụng Android. Service có thể thực hiện các tác vụ cần nhiều thời gian trong nền, không cần có giao diện người dùng(UI). Từ Activity, bạn có thể khởi chạy một Service trong Android và có thể tắt ứng dụng dễ dàng hay chuyển sang ứng dụng khác mà Service vẫn tiếp tục công việc mà không bị gián đoạn.

Tại sao lại cần đến Service trong lập trình Android?


Điều này sẽ góp phần giúp đa nhiệm tốt hơn, giảm chiếm dụng RAM và hiện tượng giật lag khi sử dụng.Vì vậy, khi cần xử lý bất kỳ tác vụ cần thời gian dài thì Service trong Android là một gợi ý tuyệt vời.

Service là một phần quan trọng trong lập trình Android

Service không có giao diện người dùng nào. Một service có thể chạy dưới nền trong thời gian không giới hạn. Về bản chất, Service vẫn chạy trên main thread của ứng dụng (mỗi ứng dụng khi chạy, Android sẽ tạo một thread cho ứng dụng đó). Nó không cần tới Thread riêng độc lập với ứng dụng.

Trong trường hợp service của bạn bị treo, điều này có thể khiến ứng dụng cũng bị treo (lỗi ANR). Để tránh tình trạng này, bạn nên tạo một Thread( như AsyncTask) bên trong Service.

2. Các loại service trong Android


Theo trang chủ chính thức của lập trình Android, developer.android.com thì Service được chia làm 3 loại:

Foreground Service thực hiện một số thao tác mà người dùng chú ý, có thể thấy rõ ràng. Ví dụ ứng dụng nghe nhạc có thể chơi một bản nhạc và điều khiển bằng Foreground Service. Điều kiện bắt buộc là Foreground Service phải hiển thị một thông báo (Notification). Foreground Service sẽ vẫn chạy ngay cả khi người dùng không có tương tác với ứng dụng.

Background Service sẽ thực hiện các hoạt động mà không được người dùng chú ý trực tiếp. Ví dụ một ứng dụng sử dụng một service để thu gom thông tin, bộ nhớ chẳng hạn thì nó là Background Service. Hoạt động này người dùng không cần thiết phải để ý.


Bound Service là service có một thành phần của ứng dụng ràng buộc với nó bởi lời gọi bindService(). Một Bound Service đem đến một giao diện Client - Server cho phép các thành phần tương tác với nó: gửi yêu cầu, nhận kết quả và thậm chí là IPC. Một Bound Service chỉ chạy miễn là có một thành phần ràng buộc với nó; có thể có nhiều thành phần ràng buộc với Bound Service cùng lúc. Tuy nhiên, một khi tất cả hết ràng buộc (unbound) thì nó sẽ bị Destroy.

3. Vòng đời của Service trong Android


Tương tự như Activity, Service trong Android cũng có vòng đời từ lúc bắt đầu cho đến khi destroy. Để hiểu rõ, các bạn xem hình bên dưới:
Vòng đời của Service trong Android

4. Một số hàm quan trọng của Service trong Android


onStartCommand(): Đây là hàm được gọi khi service bắt đầu bằng cách gọi hàm startService(). Khi hàm này hoạt động, service được khởi động và có thể chạy nền vô thời hạn. Để có thể hủy service thì chỉ có 2 cách:

· Bạn cần tự gọi hàm stopSelf() hoặc stopService().

· Mặc kệ chờ đến khi hệ thống Android cần tài nguyên cho ứng dụng khác thì sẽ tự động kill service này .

onBind(): Hàm chỉ được thực hiện nếu service là bound service. Bạn phải cung cấp một giao diện mà client sử dụng để giao tiếp với Service bằng cách trả về một IBinder. Hàm này sẽ được gọi bất kể khi nào có một thành phần nào đó muốn bind vào service.

onCreate(): Hàm được gọi khi service được khởi tạo và chỉ được gọi duy nhất một lần

onDestroy(): Hàm được gọi khi service bị hủy (có thể do bạn gọi hàm stopService() hoặc do hệ thống tự hủy) để giải phóng tài nguyên.


Trên đây là tổng quan kiến thức về Service trong Android. Nếu bạn muốn lập trình Android chuyên sâu, đây thực sự là một kho kiến thức đáng giá cần trau dồi và rèn luyện.

Thứ Ba, 11 tháng 12, 2018

Hướng dẫn chọn laptop cho lập trình viên từ a đến z

Tất nhiên laptop nào cũng có thể dùng cho công việc lập trình. Tuy nhiên, một laptop mạnh mẽ sẽ giúp bạn tăng hiệu suất làm việc đáng kể, nhất là với nghề đòi hỏi chuyên môn cao như nghề lập trình. Một chiếc laptop cho lập trình viên tốt sẽ đem lại hiệu năng cao cũng như tiết kiệm cho bạn rất nhiều thời gian và tiền bạc về sau.


Lựa chọn laptop cho lập trình viên là điều khó

Tại sao phải chọn laptop cho lập trình viên?


Ví dụ, bạn dùng laptop 8-10 tiếng một ngày thì chiếc laptop hoạt động nhanh hơn 10% sẽ giúp bạn tiết kiệm mỗi ngày 1 tiếng. Ngoài ra, chưa kể đến chất lượng màn hình cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, đôi mắt bạn đấy.

Nghiêm túc lựa chọn laptop tử tế ngay từ đầu cũng sẽ giúp bạn tiết kiệm được nhiều chi phí để nâng cấp, sửa chữa về sau. Đặc biệt, với các bạn lập trình game, lập trình di động, laptop mạnh mẽ thì mới đáp ứng được nhu cầu.

>>> Xem thêm: Để trở thành một lập trình viên bạn phải đánh đổi những gì?

Những yếu tố cần lưu ý khi lựa chọn laptop cho lập trình viên

CPU: Tất nhiên, càng nhanh càng tốt. Ít nhất bạn nên mua chip i5 hoặc i7, với tốc độ xử lý từ 3 Ghz trở lên


RAM: Dung lượng RAM càng nhiều càng tốt, ít nhất phải là 8GB. Nếu có thể thì chọn mua luôn 16GB RAM sẽ giúp máy chạy trơn tru hơn, ngay cả với tình huống cần chạy giả lập.


Ổ cứng: Bạn nên chọn loại có ổ SSD hoặc lắp thêm ổ SSD. Điều này giúp tăng tốc độ của máy lên nhiều lần. Ổ cứng nên có dung lượng khoảng 500GB-1TB vì sẽ cần lưu trữ nhiều: tài liệu học tập, các phần mềm khủng,…


Card đồ hoạ: Nếu bạn chọn laptop cho lập trình viên về game, hay làm đồ hoạ hoặc cần encode video thì nên sắm loại có card rời.


Cần cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn laptop


Màn hình: Trước hết, bạn cần chú ý chất lượng hiển thị của màn hình để tránh tình trạng mỏi mắt, khó chịu. Kích thước to hay nhỏ? Màn hình laptop có đủ sáng, hiển thị dễ chịu không?


Trọng lượng: Thật ra đây không phải yếu tố đáng kể lắm, vì một cấu hình mạnh thông thường sẽ kèm theo kích thước lớn. Tuy nhiên, bạn cũng nên cân nhắc qua điều này.


Pin và tản nhiệt của laptop: Pin trâu hay pin yếu, tản nhiệt có tốt không, dùng lâu có bị nóng không?


Bàn phím: Đây là một yếu tố quan trọng đối với coder. Bạn cần test qua để xem gõ có thoải mái không? Ngoài ra, chúng ta cũng thường phải code đêm nên bạn nhớ chọn loại có đèn bàn phím nhé.


Độ bền: Laptop có bền hay không, bảo hành bao lâu? Hãy lựa chọn hãng uy tín với chế độ bảo hành uy tín.


Giá cả: Tất nhiên, bạn cũng cần lựa chọn laptop thỏa mãn ngân sách của mình rồi.
Một số gợi ý laptop dành cho lập trình viên


Ngon bổ rẻ


HP 15-AY013NR 15.6-inch: CPU i5-6200U, 8GB RAM, ổ SSD 128GB (có thể gắn thêm), card onboard Intel.


Ngon, bổ nhưng không rẻ



Dòng Macbook Pro: Đây luôn là dòng laptop được các lập trình viên và nhà thiết kế đồ họa lựa chọn. Hiệu năng đỉnh, pin trâu và màn hình chất lượng.


Dòng Alienware: Cấu hình cao, chơi game và code đều tuyệt, ngoại hình hầm hố.


Dell Latitude E7470 Business Ultrabook


Asus K501UW-AB78 15.6-inch


MacBook Pro là lựa chọn tuyệt vời cho lập trình


Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách chọn laptop cho lập trình viên. Bạn đã chọn cho mình được chiếc laptop phù hợp chưa?

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2018

Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z

Live stream Facebook là một công cụ tuyệt vời để bạn có thể chia sẻ những khoảnh khắc, hình ảnh, thông tin... đến mọi người.  Bài viết này sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách livestream trên facebook theo mức độ từ không chuyên đến chuyên nghiệp. Hãy cùng theo dõi nhé.

Yêu cầu: Chắc chắn bạn sẽ cần đến 1 tài khoản Facebook đang hoạt động


Bước 1: Đăng nhập vào tài khoản Facebook của mình.

Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z
Chọn bạn đang nghĩ gì


Bước 2: Tại trang chủ của Facebook, bạn nhấn vào phần  Bạn đang nghĩ gì? và chọn Phát trực tiếp.

Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z

Chọn mục phát trực tiếp
Bước 3: Thêm một số hiệu ứng, thiết lập thú vị cho Livestream của bạn.

Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z

Bạn có thể thêm thông tin và hiệu ứng cho Live stream của mình
Bước 4: Sau khi đã hoàn thành mọi thiết lập và tự tin nhất, bạn hãy chọn bắt đầu phát video trực tiếp.
Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z

Bắt đầu phát trực tiếp

Bước 5: Khi muốn dừng Livestream thì bạn chọn kết thúc. Dù bạn đã dừng Livestream nhưng những người bạn muốn xem vẫn có thể xem lại phần nội dung livestream của bạn dễ dàng bằng cách chọn Giữ lại. Trong trường hợp bạn không muốn ai xem lại, không muốn giữ thì bạn chọn hủy.
Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z
Bạn có thể hủy hoặc giữ lại bản Live stream

Live stream Facebook trên Fanpage


Trước tiên, để có thể sử dụng tính năng này, bạn cần có Fanpage riêng. Nếu chưa có, bạn có thể click vào đây và bắt đầu khởi tạo trang riêng.
Bước 1: Sau khi có Fanpage riêng, bạn hãy truy cập vào trang Publishing Tools của Facebook Page;  nhấn vào tùy chọn Live Videos ở mục Videos.
Bước 2: Nhấn  vào nút “+ Create” để bắt đầu khởi tạo live stream riêng.
Hộp thoại hiển thị các thông tin để thiết lập đường truyền sẽ xuất hiện. Bạn hãy để đó và sang bước kế tiếp.

Livestream chuyên nghiệp bằng phần mềm OBS Studio


Đây có lẽ là cách thức mà những Streamer chuyên nghiệp hay dùng mà cũng đòi hỏi một chút thủ thuật.
Ở phần này, chúng ta sẽ cần hỗ trợ từ phần mềm OBS Studio có chức năng tạo Live Stream và phát nội dung từ máy tính đến Facebook. Bạn có thể tải OBS Studio tại đây. Sau khi cài đặt, bạn có thể bắt đầu Live stream:
Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z
Giao diện OBS dễ sử dụng

Bước 1: Mở OBS ra các bạn nhấn vào dấu cộng trong mục Sources. Từ đây, bạn sẽ có một số lựa chọn nguồn hình như: Game capture (stream game), Display Capture (stream màn hình máy tính), Image (hình ảnh), Windows Capture (stream một cửa sổ ứng dụng), Media Source (stream video, nhạc, hình)..v.v..
Bước 2: Cửa sổ mới hiện lên các bạn có thể đặt tên cho nguồn (nếu muốn), rồi nhấn OK.
Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z
Lựa chọn nguồn phát trực tiếp mong muốn

Bước 3: Sau lựa chọn, cửa sổ xem trước hiện lên các bạn sẽ thấy màn hình máy tính đã được quay lại. Các bạn nhấn OK để chấp nhận và quay về giao diện chính.

Bước 4: Truy cập mục Settings
Bước 5: Trong mục Settings, các bạn có thể chọn mục Video và thay đổi độ phân giải của video phát trực tiếp ngay trong phần Output.
Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z

Truy cập Settings và cài đặt cho Live stream của mình

Bước 6: Chọn mục Stream, trong mục Service các bạn chọn Facebook Live. Sau đó chúng ta sẽ truy cập tính năng Phát trực tiếp trên Facebook để lấy Stream key điền vào ô Stream key ở hình dưới.
Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z

Lấy Stream Key từ Facebook (bản Web)

Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z

Điền Stream Key vào ô tương ứng trên OBS
Hướng dẫn Live stream trên Facebook từ A đến Z
Bắt đầu Live stream chuyên nghiệp

Trên đây là hướng dẫn Live Stream chi tiết từ cơ bản đến chuyên nghiệp. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích nhiều cho công việc của bạn.