Trong lĩnh vực lập trình, dù bạn có tài giỏi hay giàu kinh nghiệm đến đâu cũng không thể tránh khỏi việc một vài lần gặp phải “Bug”. Để tìm và phát hiện những con “bug” này các lập trình viên nhiều khi mất hàng giờ cho đến hàng tháng để mò mẫm. Vậy “Bug” là gì? Làm thế nào để Debug chương trình?
BUG là những con bọ code hay thường được gọi là những lỗi của một chương trình, có thể xảy trong quá trình viết code hay những bước lập trình khác, khiến các ứng dụng bị đơ, không thể thực thi bình thường.
Bọ BUG có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong ứng dụng. Bug thường là do chính lập trình viên tạo ra hoặc là kế thừa từ người khác trong các công đoạn khác nhau của quá trình lập trình. Vì không thể tránh khỏi, nên lập trình viên chỉ có thể giảm thiểu tối đa nó bằng cách cẩn thận và chắc chắn trong các thao tác khi thực hiện và bảo trì programer.
Debug (Fix Bug) là công việc tìm kiếm lỗi hay vị trí lỗi để thực hiện sửa chữa, giúp ứng dụng có thể chạy suôn sẻ như mong đợi. Thường thì bạn có thể tìm kiếm trên source code, nhưng nếu cách này quá tốn thời gian hoặc không có tiến triển khả thi thì bạn nên debug chương trình.
Dùng Debugging tool:
Hay còn gọi là Debugger, đây là cách debug chương trình nhanh và hiệu quả nhất. Hiện nay, các Debugger phổ biến và được đánh giá cao có thể kể đến là: Microsoft Visual Studio 2010, GNU…Ngoài ra còn có Debugger cho hệ thống nhúng (Embedded System), đây là các platform riêng biệt hỗ trợ chương trình chính, giúp quá trình ứng dụng thực thi được mượt mà hơn, vì vậy, nếu gặp lỗi, cũng cần phải debug.
Dùng lệnh Printlining:
Với việc thêm những dòng lệnh Printlining vào Source Code, bạn sẽ có thể in ra những dòng thông tin mà bạn cần kiểm tra. Tuy cách này hơi thủ công nhưng lại rất phù hợp với những hệ thống không có Debugger chuyên dụng
Dùng biểu mẫu Logging:
Với việc tạo ra biểu mẫu ghi lại tất cả những thông tin cần thiết khi chạy ứng dụng, bạn có thể phân tích và định hướng lại chương trình, từ đó để tìm ra lỗi và sửa chữa kịp thời.
Để hạn chế tối đa những BUG có thể xuất hiện trong chương trình của bạn, bạn có thể tham khảo những mẹo sau
Dùng comment đánh dấu các đoạn chương trình, mẹo này giúp bạn dễ dàng rà soát tìm lỗi sau này
Sử dụng lệnh Breakpoint để rà soát từng phần của chương trình
Tìm kiếm dựa trên Error Message, thường thì chúng sẽ cung cấp chi tiết vị trí và vấn đề để bạn dễ sửa chữa.
Debug chương trình là một thao tác không thể tránh khỏi khi lập trình một ứng dụng nào đó. Tuy nhiên, với việc cẩn thận và chắc chắn trong quá trình thực hiện, bạn sẽ đỡ mất sức rất nhiều khi sửa lỗi về sau.
Định nghĩa của BUG
BUG là những con bọ code hay thường được gọi là những lỗi của một chương trình, có thể xảy trong quá trình viết code hay những bước lập trình khác, khiến các ứng dụng bị đơ, không thể thực thi bình thường.
Bọ BUG có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trong ứng dụng. Bug thường là do chính lập trình viên tạo ra hoặc là kế thừa từ người khác trong các công đoạn khác nhau của quá trình lập trình. Vì không thể tránh khỏi, nên lập trình viên chỉ có thể giảm thiểu tối đa nó bằng cách cẩn thận và chắc chắn trong các thao tác khi thực hiện và bảo trì programer.
Debug (Fix Bug) là công việc tìm kiếm lỗi hay vị trí lỗi để thực hiện sửa chữa, giúp ứng dụng có thể chạy suôn sẻ như mong đợi. Thường thì bạn có thể tìm kiếm trên source code, nhưng nếu cách này quá tốn thời gian hoặc không có tiến triển khả thi thì bạn nên debug chương trình.
Những phương pháp Debug chương trình hiệu quả.
Dùng Debugging tool:
Hay còn gọi là Debugger, đây là cách debug chương trình nhanh và hiệu quả nhất. Hiện nay, các Debugger phổ biến và được đánh giá cao có thể kể đến là: Microsoft Visual Studio 2010, GNU…Ngoài ra còn có Debugger cho hệ thống nhúng (Embedded System), đây là các platform riêng biệt hỗ trợ chương trình chính, giúp quá trình ứng dụng thực thi được mượt mà hơn, vì vậy, nếu gặp lỗi, cũng cần phải debug.
Dùng lệnh Printlining:
Với việc thêm những dòng lệnh Printlining vào Source Code, bạn sẽ có thể in ra những dòng thông tin mà bạn cần kiểm tra. Tuy cách này hơi thủ công nhưng lại rất phù hợp với những hệ thống không có Debugger chuyên dụng
Dùng biểu mẫu Logging:
Với việc tạo ra biểu mẫu ghi lại tất cả những thông tin cần thiết khi chạy ứng dụng, bạn có thể phân tích và định hướng lại chương trình, từ đó để tìm ra lỗi và sửa chữa kịp thời.
Những mẹo hay để tránh BUG
Để hạn chế tối đa những BUG có thể xuất hiện trong chương trình của bạn, bạn có thể tham khảo những mẹo sau
Dùng comment đánh dấu các đoạn chương trình, mẹo này giúp bạn dễ dàng rà soát tìm lỗi sau này
Đặt tên cho các biến
Sử dụng lệnh Breakpoint để rà soát từng phần của chương trình
Tìm kiếm dựa trên Error Message, thường thì chúng sẽ cung cấp chi tiết vị trí và vấn đề để bạn dễ sửa chữa.
Debug chương trình là một thao tác không thể tránh khỏi khi lập trình một ứng dụng nào đó. Tuy nhiên, với việc cẩn thận và chắc chắn trong quá trình thực hiện, bạn sẽ đỡ mất sức rất nhiều khi sửa lỗi về sau.